Thiết kế nội thất không gian mở kết hợp vách ngăn phòng hiệu quả

Thiết kế nội thất không gian mở kết hợp vách ngăn phòng là “đáp án thông minh nhất” cho bài toán thiết kế nội thất hiện đại – không gian mở cuốn hút và ấn tượng được tạo nên thông qua “ngôn ngữ” biểu hiện của các công trình kiến trúc, dần dà thuật ngữ này được áp dụng rộng rãi trong thiết kế biệt thự hay chung cư, nhà phố. Trong kiến trúc nhà ở, không gian mở bao gồm nhiều chức năng khác nhau được phân chia bằng nhiều quy ước khác nhau như: quy ước giao thông, hay dùng chính đồ nội thất phòng để ngăn cách, vách ngăn… nhằm tận dụng tối đa tầm nhìn bao quát trong không gian, cũng như ra tầm nhìn thoáng đãng hơn ra môi trường xung quanh.

Trong những quy ước đó thì việc sử dụng vách ngăn được khá nhiều người ưa chuộng, bởi nó “nửa kín nửa hở” đem lại cảm giác rộng rãi, thông thoáng nhưng cũng đồng thời mang đến sự riêng tư nhất định. xu hướng sử dụng vách ngăn cũng phát triển theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ và xã hội, nhu cầu của con người, với nhiều không gian chức năng khác nhau, phù hợp từng văn hóa của mỗi vùng miền và quốc gia khác nhau. Để có thể lựa chọn cho mình một mẫu thiết kế nội thất không gian mở kết hợp vách ngăn phòng hiệu quả hãy theo chân các chuyên gia thiết kế Nội thất Âu Á để tìm cho mình một lời giải nhanh nhất và hợp lý nhất nhé!

Sử dụng vách ngăn lý tưởng trong thiết kế nội thất không gian mở

Vách ngăn là một bộ phận không thể thiếu, là “chất kết dính” cấu thành nên không gian kiến trúc. Từ rất sớm, loài người đã sử dụng nó như một để bảo vệ và chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ, đánh dấu không gian chung – riêng… Vách ngăn hiện đại cũng từ đó phát triển theo trình độ phát triển của khoa học công nghệ, sao cho phù hợp văn hóa từng vùng – miền và quốc gia khác nhau.

Thiết kế nội thất không gian mở kết hợp vách ngăn phòng hiệu quả

Ở Việt Nam, các mẫu vách ngăn được sử dụng tương đối phong phú, với nhiều chất liệu khác nhau từ: tre nứa, đến nhôm, kính, gỗ… mỗi một chất liệu, kiểu dáng lại mang đến những đặc điểm khác nhau, có loại mang đặc tính chắc chắn, có loại vách ngăn lại mang tính năng động. Và từ đó thì chức năng của mỗi loại vách ngăn cũng khách nhau: vách ngăn chống nước, vách ngăn đóng và mở như là bình phong tạo không gian e ấp, kín đáo, vách ngăn kính bảo vệ nhưng không chia cắt không gian, đồng thời mang tính ước lệ…

Trong thiết kế không gian mở, vách ngăn đóng một vai trò quyết định vẻ đẹp của không gian và định hình phong cách, gu thẩm mĩ cho chủ nhân ngôi nhà. Nhắc đến một căn hộ lý tưởng hay căn nhà lý tưởng, thì người ta sẽ nghĩ ngay đến một không gian thoáng, sang trọng và tinh tế, mỗi một chi tiết đều phải một “chủ đề” thống nhất và xuyên suốt. Và sẽ không là lý tưởng nếu vách ngăn chỉ thực hiện một chức năng ngăn cách thông thường mà bỏ qua hàng loạt các chức năng khác như: trang trí, đảm bảo tính an toàn, sự kín đáo, trong vẻ đẹp chung vẫn tồn tại cái riêng…

Với các loại vật liệu thạch cao, vách gỗ, composite… thì việc tạo hình khá tốt, phù hợp với việc trang trí nội thất hiện đại, hay cổ điển đều được, bởi nó có thể uốn cong, sóng lượn. Còn với vật liệu ngăn chia bằng kính có ưu điểm về độ sáng bóng, tính trong suốt, vì thế sẽ rất phù hợp làm vách ngăn phân chia mà không gây cảm giác bức bí khó chịu, khi cần sự kín đáo gia chủ có thể kết hợp với rèm cửa… Như vậy, vách ngăn cho thiết kế không gian mở là xu hướng tất yếu.

Sử dụng vách ngăn hiệu quả cho từng không gian sống khác nhau:

Việc sử dụng vật liệu hay kiểu dáng vách ngăn cho từng không gian, bộ phận cần liên hệ với nhau một cách logic dựa vào tính chất nhu cầu và công năng sử dụng trong từng điều kiện cụ thể để có thể đảm bảo công năng sử dụng tối đa nhất!

– Thiết kế phòng ngủ cho vợ chồng: nên sử dụng kiểu dáng vách cố định để tạo sự yên tĩnh và riêng biệt. Với những cặp vợ chồng trẻ, không gian phòng ngủ có thể ngăn cách với không gian phụ bằng vách ngăn kính để đảm bảo không bị ẩm ướt và mùi xung quanh. Trường hợp có con nhỏ chưa thể tách không gian riêng, thì có thể bố trí để con ngủ cùng phòng tiện cho việc chăm sóc, nếu vậy thì nên dùng vách di động hoặc bình phong để phân chia không gian vừa giúp đảm bảo lượng ánh sáng vừa đủ, vừa tạo được sự yên tĩnh cho trẻ nhỏ.

Thiết kế nội thất không gian mở kết hợp vách ngăn phòng hiệu quả

– Thiết kế phòng khách có lẽ là khâu quan trọng nhất trong thiết kế , đây được xem là không gian thể hiện rõ nét nhất cá tính và gu thẩm mỹ của chủ nhân ngôi nhà trước những vị khách quý lại nhà, không gian dành cho tất cả mọi người nên sử dụng vách ngăn di động. Khi không sử dụng vào ban ngày bạn có thể dẹp bỏ cho chức năng phòng khách và sinh hoạt chung trở nên thoáng đãng hơn.

– Thiết kế phòng bếp: một trong những khu vực chứa nhiều sát khí nhất trong nhà, đồng thời khu vực này tạo ra rất nhiều mùi khó chịu khi thiết kế nội thất không gian mở. Mặt khác, với người Á Đông phòng ăn và bếp phải đề cao tính kín đáo khi thể hiện ra bên ngoài. Nếu sử dụng vách ngăn cứng và đóng tạo cảm giác chật chội cho căn hộ vốn dĩ đã không rộng rãi mấy. Thì loại vách ngăn kín và mở khi tiếp cận với không gian tiếp khách sẽ đem lại cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất cho người dùng. Kín là kín về mùi và mở là mở rộng trường nhìn để đáp ứng được chức năng và nhu cầu của chủ nhân ngôi nhà.

Một nguyên tắc được đặt ra trong thiết kế nội thất không gian mở đó là “đẹp phô ra, xấu xa đậy lại” đây cũng là vấn đề mà tất cả các kiến trúc sư đều đề cập đến khi thiết kế khi thiết kế căn hộ chung cư, thiết kế nội thất không gian mở. Bởi một không gian mở đòi hỏi mọi thứ phải thật hoàn hảo, đồ đạc trong nhà phải được sắp xếp khoa học và hợp lý để nới rộng không gian ở mức tối đa có thể. Không gian phải được xử lý phù hợp với từng công năng và được tính toán kỹ lưỡng tới việc xử lí tiếng ồn. Ngoài những chức năng sử dụng đã nêu trên thì các mẫu vách ngăn phòng đẹp còn giúp giảm tải kết cấu công trình, bản thân nó vốn mang trong mình những yếu tố về văn hóa rồi. Tóm lại để có một căn hộ lý tưởng đòi hỏi KTS phải thực sự tâm huyết, đủ trình độ hiểu biết về văn hóa xã hội, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo tạo dựng được những căn hộ lý tưởng cho chủ nhân ngôi nhà.